Bốn sai lầm về nguồn gốc áo da thật
Với những kiến thức chuyên sâu và có nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường áo da, FFT Leather đã có rất nhiều những vlog hay bài biết phân tích về sản phẩm áo da trong thị trường Việt Nam (https://youtu.be/DgTWcyjWsLc). Trong đó, những khái niệm sai lệch về áo da là một trong những bài phân tích có được sự chú ý và lượng kiến thức vô cùng bổ ích. 4 khái niệm sai lệch này đã được liệt ra bao gồm:
1. Hàng áo da xuất dư
Đây thường là khái niệm về những sản phẩm đồ đạo nhái, kém chất lượng hơn so với những mặt hàng tiêu chuẩn. Với một thị trường đồ da lớn như ở Việt Nam cùng với việc rất nhiều những đối tác nước ngoài như nike, adidas,... đầu tư vào các xưởng sản xuất và làm rộ lên khái niệm hàng xuất dư (hàng tuồn, hàng lỗi) trên thị trường. Tuy nhiên thì điều kiện sản xuất và hợp đồng chặt chẽ được kí kết cùng với những hãng thời trang lớn này thường có quy định rất nghiêm ngặt về lượng đầu vào để sản xuất sản phẩm, đảm bảo đủ lượng đầu ra và tối ưu cao nhất trong khâu sản xuất. Vì vậy mà khái niệm hàng xuất dư gần như là rất ít hay thậm chí là không có
2. Hàng Việt Nam xuất khẩu (VNXK)
Là những mặt hàng được sản xuất ở Việt Nam, của những hàng đến từ Việt Nam và sản xuất số lượng lớn ra nước ngoài. Tuy nhiên thì với những yếu tố về sự đơn giản về mẫu mã và kém chặt chẽ trong vấn đề bản quyền sản phẩm đã dẫn đến việc xuất hiện nhiều những sản phẩm đạo nhái, kém chất lượng tràn lan trên thị trường và rất khó để phân biệt. Chính vì vậy mà mua sản phẩm ở những cửa hàng chính hãng luôn là một lựa chọn hợp lí cho sản phẩm áo da của những thương hiệu Việt Nam xuất khẩu.
3. Áo da Thái, Áo da Hàn, Áo da Mĩ,...
Là một trong những từ khóa nổi bật trong thị trường áo da, ta có thể nói đến những ví dụ như áo da Thái là áo da ghép, áo da phá, Áo da Hàn là những sản phẩm áo da áo da si, áo hàn thùng,...(đã được nói cụ thể ở Vlog về thị trường áo da Việt Nam). Những sản phẩm này thường sẽ rất khó khăn để trích xuất được nguồn gốc nếu không được mua ở những cửa hàng chính hãng, vì vậy mà người mua thường sẽ cần phải chú ý đến những yếu tố về chất liệu da, kĩ thuật thuộc da, hóa chất thuộc da, độ dày và một số những đặc điểm khác. Bên cạnh đó, người mua hàng cần phải có tư duy về nguồn gốc của sản phẩm áo da sẽ là tiêu chí phụ so với những yếu tố được kể trên. Ví dụ như ở thị trường Việt Nam, đã có nhiều những trường hợp tem, mác trên áo da thực chất chỉ là những tem trên áo phông, quần của những thương hiệu lớn được sưu tầm lại để gắn lên trên chiếc áo da.
4. Áo da lạc đà
Vào thời điểm cách đây 2 - 3 năm, áo da lạc đà là một trong những từ khóa hay sản phẩm rất nổi trội được chú ý trong thị trường áo da Việt Nam. Thường bị tự xưng hay nhầm lẫn với áo da dê bởi những cá nhân hay cửa hàng và độn giá lên rất cao, áo da lạc đà luôn cần phải được định nghĩa một cách chuẩn xác để có thể tôn được lên giá trị thật của mình. (Bài Vlog sâu hơn về áo da lạc đà đã được phân tích tại: link).
Trên đây là 4 khái niệm sai lệch mà FFTshop đã ghi nhận được trong quá trình tham gia vào thị trường Việt Nam. Áo da được coi như là một trong những sản phẩm mang lại giá trị tinh thần lớn cho những người sử dụng, chính vì vậy mà việc hiểu và có kiến thức tốt về thị trường áo da sẽ là cần thiết với niềm đam mê áo da của mỗi người dùng.